KHÁM PHÁ ĐIỀU THÚ VỊ VỀ CHÂN KÍNH ĐỒNG HỒ?

20/12/2016 - Người viết: Quang Ninh
KHÁM PHÁ ĐIỀU THÚ VỊ VỀ CHÂN KÍNH ĐỒNG HỒ?
Chân kính đồng hồ là gì? Tại sao một chiếc đồng hồ chính hãng lại có chân kính? Chân kính làm bằng gì?
Chân kính đồng hồ là gì? Tại sao một chiếc đồng hồ chính hãng lại có chân kính?

Chân kính làm bằng gì? Bao nhiêu chân kính là đủ?

Tại sao thông thường tổng số chân kính trong bộ cơ thường là số lẻ?

Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết ngay dưới đây:

1. Tại sao lại cần chân kính?

Khi cỗ máy thời gian hoạt động liên tục, sự dịch chuyển giữa các bánh răng với trục sản sinh ra ma sát rất lớn, gây hao mòn và dẫn đến hiện tượng giảm tốc của đồng hồ chính hãng

Vì vậy, để khắc phục tình trạng này, phải sử dụng các hạt chân kính (đá quý), đặt vào những điểm chịu sự mài mòn lớn để giảm tối đa tác động của ma sát.

2. Chân kính làm bằng gì?

Để có thể chịu đựng được bền bỉ lực ma sát liên tục như vậy, hợp chất đá quý này phải có độ cứng và độ bền cao hơn kim loại.

Những loại đá quý được cân nhắc có thể kể đến kim cương, sapphire, ruby, trong đó, sapphire và ruby có giá thành thấp hơn kim cương, đồng thời cũng có thể được tổng hợp nhân tạo. Vì vậy phần lớn chân kính trong đồng hồ chính hãng hiện nay được làm từ ruby. Một số mẫu đẳng cấp, đắt tiền có thể dùng kim cương làm chân kính, tuy nhiên số lượng này ít.

3. Có bao nhiêu loại chân kính?

Chân kính có đường kính hiếm khi quá 2mm và độ dày không quá 0,5mm. Trải qua công đoạn cắt gọt, đánh bóng, khoan lỗ, khoét trũng, trở thành những chân kính có hình dạng khác nhau, đặt vào những vị trí khác nhau:

Chân kính tròn, có lỗ xuyên tâm: sử dụng cho những điểm vận hành với vận tốc quay nhỏ, không yêu cầu cao lắm về độ sai số (rơ) và chịu ảnh hưởng nhiều bởi lực tác động vuông góc trục quay.

Chân kính tròn, không có lỗ: sử dụng kết hợp với dạng 1 để áp dụng cho những điểm có yêu cầu cao về độ sai số, có vận tốc quay lớn, chịu ảnh hưởng nhiều bởi lực tác động dọc trục.

Chân kính dạng phiến, vuông chữ nhật: sử dụng cho những điểm bị tác động va đập trượt (ngang) là hai đầu của ngựa (cò khoá, mở bánh bánh escape - hay còn gọi bánh nhện).

Chân kính dạng hình trụ: sử dụng gắn trên bánh balance để đá “ngựa”, điểm bị tác động va đập trượt (ngang).

4. Chân kính cần thiết cho những vị trí như nào?

Dưới đây là hình ảnh minh họa chi tiết cho vị trí chân kính trong một số bộ máy đồng hồ cơ bản

Bộ máy 7 jewels (manual): 1 roller (impulse) + 2 pallet (lever) + 2 hole (balance) + 2 cap (balance)

Bộ máy 11 jewels (manual): 1 roller (impulse) + 2 pallet (lever) + 2 hole (balance) + 2 cap (balance) + 2 hole (lever) + 2 hole (escape).

Bộ máy 15 jewels (manual): 1 roller (impulse) + 2 pallet (lever) + 2 hole (balance) + 2 cap (balance) + 2 hole (lever) + 2 hole (escape) + 2 hole (4th wheel) + 2 hole (3rd wheel).

Bộ máy 17 jewels (manual): 1 roller (impulse) + 2 pallet (lever) + 2 hole (balance) + 2 cap (balance) + 2 hole (lever) + 2 hole (escape) + 2 hole (4th wheel) + 2 hole (3rd wheel) + 2 hole (center wheel).

Bộ máy 21 jewels (manual): 1 roller (impulse) + 2 pallet (lever) + 2 hole (balance) + 2 cap (balance) + 2 hole (lever) + 2 hole (escape) + 2 hole (4th wheel) + 2 hole (3rd wheel) + 2 hole (center wheel) + 2 cap (lever) + 2 cap (escape)

Bộ máy 23 jewels (manual): 1 roller (impulse) + 2 pallet (lever) + 2 hole (balance) + 2 cap (balance) + 2 hole (lever) + 2 hole (escape) + 2 hole (4th wheel) + 2 hole (3rd wheel) + 2 hole (center wheel) + 2 cap (lever) + 2 cap (escape) + 2 hole (main spring)

Sử dụng chân kính ở đâu, vị trí nào có một ý nghĩa rất quan trọng, bởi không phải bất cứ vị trí nào cũng có thể đặt chân kính, nó phải phù hợp với cường độ làm việc của vị trí.

5. Tại sao tổng số chân kính trong các bộ máy cơ thường là số lẻ

Tổng số chân kính thường được tính theo công thức sau:

Số chân kính = tích các cặp jewel + 1 (roller jewel - gạt).

Các con số này đi theo chuỗi số 1, 5, 7, 9, 11, 13, 15, 17, 21, 23, 25, 27, 29... (không có 3 là vì chân kính trục balance thường là 2 cặp).

Tuy nhiên, trong bộ cơ có thêm bộ phận tự động lên dây cót, nó sẽ tăng thêm 2 hoặc 4 tùy theo kết cấu (1 chiều hay 2 chiều lên dây cót) và có thể hơn chút nữa nhưng vẫn thường là từng cặp. Trường hợp bánh lên dây (không đối trọng, hay còn gọi búa) sử dụng 1 chân kính thì số chẵn mới xảy ra trong tổng số.

Nếu còn băn khoăn, thắc mắc, bạn vui lòng CHAT trực tiếp hoặc liên hệ HOTLINE 1900.0325 để được tư vấn miễn phí. Xwatch luôn sẵn sàng giải đáp!


Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về KHÁM PHÁ ĐIỀU THÚ VỊ VỀ CHÂN KÍNH ĐỒNG HỒ?
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Khách hàng nói gì về xwatch
MC Thái Tuấn
Tôi thực sự an tâm và tin tưởng vào chất lượng dịch vụ của XWatch. Lần đầu tiên thấy chiếc đồng hồ của mình được chăm...
MC Thái Tuấn
MC Thái Tuấn
Đài THVN
Nhạc sĩ Dương Khắc Linh
Điều mà Linh ấn tượng nhất là chế độ bảo hành 5 năm theo tiêu chuẩn Thuỵ Sĩ cho cả lỗi người dùng. Điều này không phải...
Nhạc sĩ Dương Khắc Linh
Nhạc sĩ Dương Khắc Linh
Nghệ sỹ Xuân Bắc
Tôi ủng hộ những người đặt lợi ích của khách hàng làm mục tiêu phấn đấu. Vì vậy, tôi đã ủng hộ và lựa chọn XWATCH.
Nghệ sỹ Xuân Bắc
Nghệ sỹ Xuân Bắc
0.51398 sec| 2533.508 kb