LẦM TƯỞNG: Kim đồng hồ cơ nào cũng "trôi", kim đồng hồ pin nào cũng "giật"

22/05/2018 - Người viết: Quang Ninh
LẦM TƯỞNG: Kim đồng hồ cơ nào cũng "trôi", kim đồng hồ pin nào cũng "giật"
Nhiều người vẫn truyền tai nhau cách phân biệt đồng hồ cơ và đồng hồ pin bằng cách quan sát chuyển động của kim giây. Kim giây đồng hồ cơ chạy khá mượt mà, trong khi kim giây đồng hồ quartz lại chạy giật giật từng nhịp.

Điều này đúng nhưng không được áp dụng cho tất cả đồng hồ cơ hay đồng hồ pin trên thế giới. Vẫn có rất nhiều mẫu đồng hồ cơ có kim giây chạy giật và đồng hồ pin trôi rất mượt. Kỳ lạ hơn là chúng lại đắt hơn rất nhiều những mẫu đồng hồ bình thường.

Thật khó tin phải không? Những dẫn chứng sẽ được nêu ra ngay dưới đây:

1. Kim đồng hồ pin chạy giật, kim đồng hồ cơ chạy mượt: Điều quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết tại sao.

Nhìn kim giây chạy là một tuyệt chiêu để phân biệt đồng hồ cơ và đồng hồ pin nhanh chóng nhất. Kim đồng hồ pin chạy giật giật từng nhịp, trong khi kim đồng hồ cơ lại chạy tuần hoàn rất mượt mà. Tại sao lại vậy?

Lí do kim giây đồng hồ cơ “trôi”:

Nhịp độ di chuyển của kim giây của đồng hồ phụ thuộc vào tần số dao động. Tần số dao động của đồng hồ cơ rơi vào khoảng 2.5 Hz – 5 Hz. Hầu hết đồng hồ cơ hiện nay có tần số 3 Hz (6 dao động/giây, tương đương 21.600 nhịp/giờ) hoặc 4 Hz (8 dao động/giây, tương đương 28.800 nhịp/giờ). Tương ứng kim giây của chúng sẽ di chuyển khoảng 6 lần/giây hoặc 8 lần/giây. Tốc độ di chuyển này khiến mắt cảm thấy kim giây đồng hồ cơ “trôi”.

Lý do kim giây đồng hồ pin “giật”:

Cách lí giải trên không còn chính xác khi áp dụng cho đồng hồ quartz. Tốc độ di chuyển của kim giây đồng hồ pin mặc cũng phụ thuộc vào tần số dao động. Nhưng trong quá trình vận hành của máy phải kết hợp động cơ bước. Thế nên dù tần số dao động của đồng hồ pin lên đến 32 kHz thì kim giây của chúng cũng chỉ di chuyển 1 lần/giây. Tốc độ di chuyển này khiến mắt cảm thấy kim giây đồng hồ pin “giật” từng nhịp một.

2. Bí mật của bộ máy đồng hồ cơ đằng sau chiếc kim giây chạy “giật”

Bạn đừng vội kết luận đồng hồ có kim chạy giật là đồng hồ pin. Một chiếc đồng hồ cơ có tính năng Dead-beat seconds cũng có kim giây chuyển động như vậy.

Tìm hiểu về tính năng Dead-beat seconds:

Sở hữu tính năng Dead-beat seconds khiến kim giây di chuyển “giật” từng nấc mà mắt có thể thấy rõ rệt như đồng hồ pin. Theo nguyên lý, cách để khiến kim giây bộ máy cơ có thể “giật” đó là hạ thấp tần số dao động. Nhưng giảm tần số dao động một cách đơn thuần như thế sẽ gây ảnh hưởng khủng khiếp đến độ chính xác.

Ý tưởng đằng sau tính năng Dead-beat seconds nghe tưởng chừng đơn giản, nhưng về mặt kĩ thuật mà nói thì là rất khó. Để khiến kim giây giật và giữ nguyên độ chính xác, dĩ nhiên người ta không thể hạ thấp tần số dao động mà phải thay đổi hàng loạt cơ chế bộ máy.

Khám phá chiếc đồng hồ Arnold & Son DSTB có kim chạy giật được giới thiệu tại Basel World 2014:

Không có cách thống nhất để tạo ra tính năng Dead-beat seconds nhưng trên cơ bản thì cơ chế chuyển động sẽ trở nên phức tạp hơn, thêm vào nhiều bộ phận so với bộ máy bình thường.

Ví dụ như Gronefeld OneHertz lắp hẳn 2 bộ bánh răng riêng biệt (một điều chỉnh giây, còn một dành cho giờ và phút). Điều này tương đương với việc đồng hồ Gronefeld OneHertz được gộp từ hai chiếc đồng hồ.

dong ho co troi kim

Chiếc Gronefeld OneHertz của anh em nhà Grönefeld

Một cách khác “kỹ nghệ” hơn đó là dùng một dây tóc duy nhất và một bộ bánh răng cấu tạo công phu hơn, tạo ra “khúc chiết” để điều khiển kim giây, làm cho chúng chỉ di chuyển 2 lần/giây hoặc 1 lần/giây. Áp dụng cách này có thể kể đến những cái tên như Arnold & Son DSTB, JLC Geophysic True Second, F.P.Journe Tourbillon Souverain, Audemars Piguet,…

Riêng Jaeger-LeCoultre lại lắp thêm một bánh truyền con lắc, kết nối giữa trục của bánh răng cân bằng, bánh xe gai và bánh xe điều khiển kim giây. Trong cơ chế này, cứ 4 nhịp di chuyển của bộ thoát, kim giây mới nhảy một nhịp. Hiển thị trên mặt đồng hồ Jaeger-LeCoultre là chiếc kim giây chạy “giật” từng giây.

Như vậy, có rất nhiều cách để tạo ra tính năng Dead-beat seconds cho đồng hồ cơ. Mỗi hãng đều bổ sung các bộ phận lẫn cơ chế chuyển động khác nhau nhưng kết quả cuối cùng là giảm tốc kim giây.

dong ho co troi kim

Cơ chế Dead Beat Seconds trên chiếc Geophysic True Second của Jaeger Le-Coultre

Bộ thoát Dead-beat seconds đầu tiên được chế tạo năm 1675 bởi Richard Towneley làm tại đài thiên văn ở Greenwich. Towneley đã sáng chế ra bộ thoát và lắp vào chiếc đồng hồ thường để chỉnh giờ dễ dàng và chính xác hơn. 40 năm sau, George Graham - một thợ đồng hồ người Anh đã kế thừa và biến đổi sáng chế này, biến nó trở thành một phần không thể thiếu trong chiếc đồng hồ quả lắc. Đến khoảng giữa thế kỷ XX, chúng được các ông lớn chế tác hoàn thiện hơn bằng cách thu nhỏ lại, trong đó có thể kể đến Omega (Synchrobeat) và Rolex (Tru-Beat).

dong ho kim troi

Đồng hồ Rolex Tru-Beat 6556

Tuy nhiên, ở thời điểm Dead-Beat Seconds ra đời, người ta không cần đến những chức năng “vô dụng” như thế bất chấp nó có vẻ rất độc đáo, nghệ thuật và đầy phức tạp. Cũng giống như bộ chuyển động Tourbilon, một chiếc đồng hồ có hỗ trợ Dead-beat seconds để người mua có thêm thứ để đem khoe, không có cũng không sao. Dead-beat seconds có thể xem là một tính năng đặc biệt mang tính chất nghệ thuật cơ khí, độc đáo ở cách hiển thị chứ không có ích lợi thực tế.

Mãi đến những năm gần đây khi đồng hồ nghệ thuật cao được tôn vinh, tính năng Dead-beat seconds mới được hồi sinh, xuất hiện trên hàng loạt đồng hồ cơ xa xỉ và được xem là một chức năng nghệ thuật.

3. Vì sao kim giây đồng hồ pin có thể “trôi” mượt mà?

Làm đồng hồ cơ có kim giây “giật” nhiều phức tạp thì làm đồng hồ pin có kim giây trôi cũng khá gian truân. Nhưng may mắn là chúng dễ hiểu hơn. Để kim giây có thể trôi, người ta phải tăng tốc độ di chuyển của kim giây. Điều này đồng nghĩa với việc tăng tần số dao động kết sử dụng động cơ bước có thể vận hành được tốc độ này.

Đi tiên phong và nổi bật trong việc áp dụng kỹ thuật này trong bộ máy đồng hồ pin chính là Bulova với các bộ máy UHF (Ultra High Frequency – tần số cực cao) có tần số 262 kHz. Với tần số này, kim giây của đồng hồ Bulova có thể di chuyển với tốc độ 16 lần/giây khiến cho mắt cảm thấy được kim giây trôi, lướt mịn hơn cả đồng hồ cơ.

Khám phá video về đồng hồ Bulova Accutron II Sea King với công nghệ Ultra High Frequency (UHF):

Không vô dụng như Dead-beat seconds, “tính năng kim giây trôi” khiến cho độ chính xác tăng cao rất nhiều - một lợi ích rất tuyệt vời. Những chiếc đồng hồ pin Bulova dùng máy UHF đều có sai số chỉ khoảng ± 5/năm trong khi đồng hồ pin thường sai số ± 20 giây/tháng.

Dead-beat seconds trong đồng hồ cơ hay Ultra High Frequency trong đồng hồ quartz một lần nữa chứng minh rằng không có gì là giới hạn trong thế giới của những cỗ máy thời gian. Giới mộ điệu tiếp tục lại có thêm những câu chuyện đồng hồ trên bàn trà. Còn bạn, bạn nghĩ sao về những chiếc kim giây khác biệt kia?

Cùng chia sẻ với chúng tôi ý kiến của bạn và theo dõi những bài viết kiến thức đồng hồ tiếp theo từ Xwatch.

Nếu có bất kỳ băn khoăn, thắc mắc nào, bạn vui lòng chat trực tiếp hoặc gọi tới hotline 1900.0325. Đội ngũ chuyên viên của chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và giải đáp.

>>> Có thể bạn cũng quan tâm tới các mẫu đồng hồ nam cơ chính hãng của nhiều thương hiệu nổi tiếng có tại Xwatch


Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về LẦM TƯỞNG: Kim đồng hồ cơ nào cũng "trôi", kim đồng hồ pin nào cũng "giật"
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Khách hàng nói gì về xwatch
MC Thái Tuấn
Tôi thực sự an tâm và tin tưởng vào chất lượng dịch vụ của XWatch. Lần đầu tiên thấy chiếc đồng hồ của mình được chăm...
MC Thái Tuấn
MC Thái Tuấn
Đài THVN
Nhạc sĩ Dương Khắc Linh
Điều mà Linh ấn tượng nhất là chế độ bảo hành 5 năm theo tiêu chuẩn Thuỵ Sĩ cho cả lỗi người dùng. Điều này không phải...
Nhạc sĩ Dương Khắc Linh
Nhạc sĩ Dương Khắc Linh
Nghệ sỹ Xuân Bắc
Tôi ủng hộ những người đặt lợi ích của khách hàng làm mục tiêu phấn đấu. Vì vậy, tôi đã ủng hộ và lựa chọn XWATCH.
Nghệ sỹ Xuân Bắc
Nghệ sỹ Xuân Bắc
0.53501 sec| 2557.836 kb